Phân tích cổ phiếu HUT: CTCP Tasco

Phân tích cổ phiếu HUT

Thông báo miễn trừ trách nhiệm

Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi quyết định mua bán đầu tư là ở quyết định cá nhân mỗi người. IICVN.NET sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về thua lỗ của các bạn.

Phân tích cổ phiếu HUT: CTCP Tasco Ngày 6/9/2022 giá 28.8

HUT đã, đang và sẽ là công ty điển hình cho game M&A tái cơ cấu công ty thua lỗ sang công ty nghìn tỷ.

HUT là chủ đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng, đầu tư rất lớn dẫn tới lỗ trong nhiều năm liên tiếp, đẩy thị giá về mốc 1.500 đ/cp. Thời điểm đó, đã có 1 nhóm nhà đầu tư lớn được chủ tịch HĐQT đương nhiệm chấm trở thành người kế nhiệm. Đó là ông Vũ Đình Độ – sinh năm 1982 vào thâu tóm cổ phiếu trên sàn khi quỹ P&Y buộc phải thoái hết vốn cắt lỗ. Đại hội cổ đông năm 2022 quá trình chuyển chủ đã hoàn tất, hiện nay đang trong giai đoạn tái cơ cấu toàn diện, tăng vốn, mua thêm công ty, bán bớt công ty, mở thêm nghành kinh doanh mới (bán oto, bảo hiểm), khấu hao khi đầu tư hệ thống thu phí không dừng trước đây cũng đã cơ bản hết… với mục tiêu hết năm 2022 tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ, số lượng cổ phiếu lên trên 1 tỷ cổ phiếu, mục tiêu doanh thu tới năm 2024 lên tới 46.800 tỷ, lợi nhuận mục tiêu 1.350 nghìn tỷ.

https://cafef.vn/dai-hoi-co-dong-tasco-xay-dung-he-sinh-thai-nen-tang-cuoc-song-20220409104113517.chn

I. Đổi chủ

Cựu Chủ tịch HĐQT HUT không đào tạo được người kế cận, với 3 tiêu chí: (1) người có tầm nhìn lớn; (2) người có đạo đức và (3) người biết chia sẻ, biết giúp đỡ người khác

“Với tiêu chí này mà tôi soi ngay vào các thành viên trong gia đình, người thân nhà tôi, cán bộ quản lý các cấp trong nội bộ mà không tìm ra được ai”, ông Dũng bộc bạch.

Vị doanh nhân này cho biết, nhóm nhà đầu tư mới ở Tasco ‘rất thông minh và nhìn nhận ra giá trị có tầm chiến lược của người đứng đầu, giá trị văn hoá của Tasco’.

“Trong thời gian không dài lắm, tôi đã nhận thấy người đứng đầu của nhóm đầu tư này là người có tầm nhìn lớn, có khát vọng đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng như Tasco và hội tụ gần đủ các tiêu chí người kế nghiệp tôi”, ông Dũng nói. Để rồi, ông đã mạnh dạn đưa ra lời mời nhóm nhà đầu tư này mua cổ phiếu HUT.

Với năng lực sẵn có của nhóm nhà đầu tư mới, cùng với việc đầu tư vào Savico Holdings để ‘bám’ vào chuỗi giá trị thông qua tập khách hàng thu phí tự động không dừng VETC – theo ông Phạm Quang Dũng – đã tạo ra hệ sinh thái vòng tròn kinh doanh và dịch vụ khép kín, có tính khả thi cao: đầu tư đường cho xe ô tô chạy, thu phí đường, bán ô tô, bán bảo hiểm cho ô tô, sửa chữa bảo hành bảo trì ô tô, cho vay để mua ô tô và giữ nguyên ngành hàng kinh doanh bất động sản để có thương hiệu kinh doanh đẳng cấp.

Tại đại hội cổ đông năm 2022, ông Vũ Đình Độ đã chính thức trở thành tân Chủ tịch HĐQT của HUT, đề ra kế hoạch cải tổ rất tham vọng. Mục tiêu trở thành top 10 doanh nghiệp tư nhân có doanh thu lớn nhất Việt Nam.

https://baodautu.vn/dhdcd-tasco-tang-von-len-hon-10-ngan-ty-ong-vu-dinh-do-duoc-bau-lam-chu-tich-hdqt-d165014.html

II. Cơ cấu lại toàn bộ:

1. Thoái vốn để tinh gọn bộ máy:

Tasco thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần/vốn góp thuộc sở hữu của Tasco tại các công ty con, công ty liên kết thuộc các lĩnh vực hoạt động cần tái cấu trúc là: Công ty cổ phần Tasco Thành Công; Công ty TNHH MTV Tasco Nam Định, Công ty TNHH An Nhiên Foods, Bất động sản Thái An, Tasco Thăng Long, D-Tech, Tổng công ty Thăng Long. 

Tasco sẽ thoái vốn tại 7 công ty trên và dự thu về 600 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành các giao dịch chuyển nhượng thì Tasco sẽ không còn sở hữu cổ phần vốn góp tại các công ty thoái vốn này. 

2. Tăng vốn vượt 10.000 tỷ đồng

Trong năm 2022, Tasco dự kiến thực hiện hai đợt phát hành tăng vốn điều lệ với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 6.600 tỷ đồng, trong đó phát hành cho cổ đông hiện hữu hơn 116 triệu cổ phần và phát hành để hoán đổi toàn bộ cổ phần cho cổ đông của SVC Holdings gần 544 triệu cổ phần.

Với kế hoạch phát hành cho cổ đông hiện hữu, Tasco lên kế hoạch phát hành theo phướng thức thực hiện quyền mua, tỷ lệ thực hiện 3:1 (mỗi 3 cổ phiếu nhận 3 quyền mua, mỗi 3 quyền mua sẽ mua được 1 cổ phần phát hành thêm).

Giá phát hành dự kiến bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cp, theo đó Tasco sẽ thu về 1.166 tỷ đồng. Số vốn này sẽ được công ty đầu tư 550 tỷ đồng và Tasco Land trong quý III/2022 và đầu tư 612 tỷ đồng vào công ty bảo hiểm trong quý II/2022.

Về việc hoán đổi cổ phần của SVC Holdings, công ty dự kiến phát hành theo tỷ lệ 1:1 (1 cổ phần SVC đổi lấy 1 cổ phần Tasco) để hoán đổi toàn bộ cổ phần có tổng giá trị theo mệnh giá tương ứng vốn điều lệ của SVC là 5.438 tỷ đồng.

Dự kiến khi kết thúc hai đợt phát hành trên, vốn điều lệ của Tasco sẽ tăng từ gần 3.490 tỷ đồng lên 10.090 tỷ đồng tương ứng có trên 1.000.000.000 cổ phiếu.

3. Thoái tại Tổng công ty Thăng Long thu về 24 tỷ trong quý 2/2022

Tới hết ngày 5/7/2022, HUT đã bán hết số lượng cổ phiếu TTL sang cho CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG thu về khoảng 273 tỷ đồng. TTL nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty con: CTCP Cầu 1 Thăng Long (82,65%), CTCP Cầu 35 Thăng Long (65%), Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh (64,3%).

Số tiền này sẽ được hạch toán vào quý 3/2022, là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng trong thời điểm HUT đang đầu tư vào rất nhiều mảng, đặc biệt là hệ thống thu phí không dừng.

Link: https://fireant.vn/charts/content/news/10993622

4. Thoái tại Bệnh viện

Chuỗi bệnh viện thương hiệu T-Hospital đang thực hiện thoái vốn, chưa rõ tiến độ.

Bán bệnh viện nhưng cũng là bán đất, ví dụ như dự án bệnh viện Hải Châu tại Pháp Vân với quỹ đất sạch 20.000 m2.

5. Các công ty khác:

Chưa có thông tin, tình hình thoái vốn tại các công ty khác.

III. Mua thêm các công ty mới:

Hệ sinh thái HUT đã có đầy đủ trên trang chủ Tasco.com.vn

Phân tích cổ phiếu HUT

1. Hoán đổi cổ phần, mua lại SVC, đơn vị bán lẻ oto hàng đầu Việt Nam

SVC Holdings hiện nay vốn điều lệ 5.438 tỷ đồng, HUT sẽ phát hành theo tỷ lệ 1:1 (1 cổ phần SVC đổi lấy 1 cổ phần Tasco) để hoán đổi toàn bộ cổ phần có tổng giá trị theo mệnh giá tương ứng vốn điều lệ của SVC để sở hữu 100% vốn SVC Holdings – công ty mẹ của Savico biến SVC thành công ty con.

SVC sở hữu khoảng 50 đại lý, trong đó có 13 đại lý Toyota, 15 đại lý Ford, 8 đại lý Hyundai, 2 Chevrolet, 3 Volvo, 2 Fuso, và một số hãng khá như Veam, Hino, Mitsubishi, Honda, Suzuki.  Riêng SVC năm 2021 DT 27.000 tỉ và LNST 400 tỷ.

Ngoài việc được biết đến là doanh nghiệp sở hữu hệ thống phân phối ô tô thuộc diện lớn nhất cả nước, SVC còn tham gia vào đầu tư một số dự án bất động sản đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định. Quỹ đất này sẽ do HUT quản lý, phát triển dự án BĐS mang thương hiệu Tasco Land.

SVC Holdings còn sở hữu Savico Hà Nội, chủ đầu tư của dự án Trung tâm Savico Megamall 4,6 ha tại Long Biên, Toyota Giải Phóng, Toyota Long Biên và một số showroom tại các tỉnh thành phía Bắc; và sở hữu CTCP Dana với các showroom phân phối tại khu vực miền trung.

Thông qua SVC để đưa thêm 2 hãng xe sang về Việt Nam trong năm nay

Ngoài mảng phân phối các hãng ô tô phổ thông (chiếm hơn 22% thị phần phân phối xe Toyota, 33% thị phần phân phối xe Ford…) của Savico, SVC Holdings còn sở hữu các công ty phân phối ôtô Volvo, một trong những thương hiệu ô tô hạng sang được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Sắp tới sẽ công bố trở thành đơn vị độc quyền nhập khẩu 2 hãng xe sang khác. Có thể là Benley và Ferari chăng?

Mới đây, SVC đã khởi công, mở mới hệ thống mua bán xe đã qua sử dụng:

Website: https://carpla.vn

Carpla – Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng là đối tác chiến lược của Savico Holdings – nhà phân phối ô tô lớn nhất và VETC – dịch vụ thu phí tự động đầu tiên tại Việt Nam. Tạo nên hệ sinh thái đầy tiềm năng với số lượng lớn khách hàng hiện hữu và không ngừng gia tăng mỗi năm giúp Carpla thấu hiểu và khai thác tối đa thị trường. Với mục tiêu phát triển, tạo điều kiện cho nhiều khách hàng chạm đến ước mơ xe, Carpla áp dụng nhiều chính sách tạo điều kiện cho người tiêu dùng: thẩm định xe miễn phí, thu mua xe tại nhà, thời gian cho vay dài hạn,…

2. Mua lại 1 công ty bảo hiểm:

Dành ra 600 tỷ để mua lại 1 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, tập trung thành vòng tròn khép kín bán oto, bán bảo hiểm cho oto và dán thẻ thu phí tự động không dừng khi đi qua các trạm thu phí đường cao tốc.

3. Thành lập Tasco Land phụ trách mảng bất động sản, mua lại Công ty cổ phần Du lịch Bất động sản Ninh Vân Bay (mã NVT)

Thành lập công ty con chuyên lĩnh vực BĐS tên là Tasco Land.

Tasco Land sẽ triển khai một loạt các dự án ở Hà Nội như dự án 48 Trần Duy Hưng với diện tích đất 2.800 m2, dự án Foresa Mỹ Đình 49 ha và các dự án trong quỹ đất hiện hữu của HUT trước đây.

Hiện nay cũng đã có đề án mở rộng đường 70 đi xuyên qua khu đô thị Foresa này, sẽ là cú hích rất lớn cho khu đô thị với vị trí đắc địa, ngay cửa ngõ vào nội đô Hà Nội.

http://daidoanket.vn/du-an-mo-rong-duong-70-xuan-phuong–tay-mo-ngon-ngang-mat-an-toan-giao-thong-5687745.html

Ngoài ra khi Savico là công ty con, Tasco Land sẽ kết hợp với Savico nghiên cứu triển khai, khai thác hiệu quả các bất động sản và dự án bất động sản hiện có của Savico. Với đặc thù là phân phối oto, các địa điểm đất sạch thuộc sở hữu Savico hiện nay đều là ngã 3, ngã 4, mặt tiền đường lớn… vô cùng đắc địa.

https://vietnambiz.vn/tasco-muon-thau-tom-cong-ty-me-cua-savico-nham-khai-thac-quy-dat-cua-doanh-nghiep-2022252192319837.htm

Tasco Land sẽ đầu tư vào CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (mã: NVT), sở hữu một trong những khu resort có tiếng tại Việt Nam là Six Senses Ninh Van Bay, khu Biệt thự pháp cổ Ana Mandara Đà Lạt tại khu vực trung tâm Đà Lạt… Dựa vào Ninh Vân Bay, Tasco Land sẽ tập trung phát triển chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao hàng đầu Việt Nam mang thương hiệu Six Senses và Ana Mandara.

https://www.baogiaothong.vn/tasco-toan-tinh-gi-khi-thanh-lap-tasco-land-dau-tu-vao-ninh-van-bay-d545512.html

NVT là chủ của khu nghỉ dưỡng được công nhận là “đẳng cấp nhất Việt Nam”, HUT nắm trong tay rất nhiều lợi thế khi triển khai các dự án BĐS.

3.1 Foresa Mỹ Đình 49ha

– Dự án Foresa Mỹ Đình thuộc sở hữu của HUT sau khi hoàn thành dự án BT Lê Đức Thọ – Đường 70

– 49 Ha của Foresa Mỹ Đình là vị trí đắc địa hiếm có tại Trung tâm Hà Nội. Hiện nay không có đơn vị BDS nào có thể sở hữu 1 khu đất lớn như vậy tại trung tâm HN, kể cả Vingroup.

– 49ha tương đương với 490.000 m2 đất dự án. Tính đơn giản triển khai dự án với mật độ xây dựng là 30% và phần còn lại dành cho cảnh quan, thì phần mặt sàn bán hàng của dự án này sẽ là 147.000 m2.

– Với 147.000 m2 thành phẩm, đất tại trung tâm Hà Nội có giá không dưới 100 triệu/ m2, tạm lấy giá bán hiện tại của phân khu Foresa hiện hữu đang là 110 triệu/m2 có nghĩa HUT sẽ thu về không dưới 15.000 tỷ tiền bán hàng cho dự án này. Nếu tính phương án triển khai thành Đại đô thị như Time city thì doanh thu và lợi nhuận của dự án này sẽ khổng lồ hơn nhiều.

3.2 Một số Khu đô thị khác:

Thống kê một số dự án của HUT hiện tại:

Phân tích cổ phiếu HUT
Phân tích cổ phiếu HUT

Hàng chục ha đất sạch phân bổ rải rác trên các trục đường lớn ở Hà Nội (Trần Duy Hưng, Dương Đình Nghệ, Phạm Văn Đồng…) có thể khai thác văn phòng cho thuê, khách sạn…

IV. Triển khai hệ thống thu phí không dừng VETC:

Hệ thống thu phí không dừng này có thể xem là một dạng thuỷ điện không cần nước: khi đã làm xong thì nằm ngủ cũng có tiền tự chảy vào tài khoản, với giá trị hợp đồng như thế này ở nước ngoài không dưới 150 triệu đô.

Năm 2015, HUT sở hữu tại VETC lên 98% vốn, nắm chi phối hoàn toàn dự án, biên EBITDA được dự phóng đạt khoảng 88%/năm. Sau khi tất toán nợ vay ngân hàng, dự án sẽ mang về dòng tiền cho công ty. Dự án VETC này đã được Chính phủ tháo gỡ và có cam kết đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp khi đầu tư vào mảng này.

Với việc liên tục trúng thầu gần đây, thị phần VETC của HUT chiếm 90% – 95% thị phần , còn lại là của Viettel

https://baodauthau.vn/dau-thau-thu-phi-4-cao-toc-cua-vec-tasco-trung-thau-bon-nop-bai-trang-post124786.html

Cả nước có 114 trạm ETC. Trong đó VETC đầu tư 79 trạm, VDTC (epass) đầu tư 35 trạm. Ông VDTC đầu tư sau, công nghệ thiết bị đầu cuối không đồng bộ. Mặt khác các phương tiện dán thẻ VDTC (epass) kết nối với viettel pay thường bị lỗi khi qua trạm của VETC do không kiểm tra được số dư. Năm 2022, doanh số mảng thu phí không dừng của Tasco dự kiến là 233 tỷ, tăng 80% so với 2021.

Phân tích cổ phiếu HUT

Phân tích cổ phiếu HUT

Từ 1/8/2022, các chủ phương tiện di chuyển qua 141 trạm thu phí trên toàn quốc sẽ không thể thanh toán bằng tiền mặt.

Đến ngày 15/7/2022, các đơn vị đều đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống. Theo số liệu từ Tổng cục đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải còn phải lắp 4 làn (1,8%), các địa phương là 16 làn (7,5%) và nhiều nhất là 4 tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC (chiếm khoảng 60%).

Phân tích cổ phiếu HUT
Phân tích cổ phiếu HUT

Một số vấn đề, sự cố hiện nay khi triển khai thu phí không dừng:

Chỉ cần 40.000 đồng để đi vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhưng khi ra tại các trạm, có thể số tiền phải thanh toán lên đến 80.000, thậm chí hơn 100.000. Tiền không đủ nên barie sẽ không mở để xe ra, tức là hệ thống đồng ý cho xe vào cao tốc với số tiền đi một quãng đường tối thiểu, còn nếu đi dài hơn, hệ thống chưa tính toán được ngay từ đầu.

Thêm vào đó, trong trường hợp phương tiện được chở trên xe được cứu hộ, khi qua trạm hệ thống sẽ nhận diện cả 2 xe để tính phí. Như vậy người sử dụng sẽ bị thiệt thòi.

Chính vì vậy, dù thí điểm triển khai chỉ thu phí không dừng, nhưng tại các trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vẫn dành một làn để xử lý sự cố. Đây là làn có nhân viên ứng trực và tùy thuộc tình huống cụ thể nhân viên sẽ hỗ trợ để đảm bảo lưu thông.

Thực tế trong tháng đầu triển khai thí điểm mỗi ngày, có gần 2.000 phương tiện được nhân viên hướng dẫn qua các trạm thu phí bằng đường xử lý sự cố

Phó Thủ tướng đã chỉ đạo nếu trạm thu phí nào chưa hoàn thành sẽ phải xả trạm, không được tiếp tục thu phí, chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thu phí không dừng đúng như tên gọi của nó, sẽ không còn cảnh chuẩn bị tiền lẻ, dừng lấy vé, quẹt thẻ và xếp hàng dài ùn ứ để chờ thông xe. Không chỉ tiết kiệm thời gian, nhân lực, thu phí không dừng còn là giải pháp minh bạch tài chính tại các trạm thu phí.

Tương lai, có thể HUT sẽ tận dụng app mobie này để làm dạng ví điện tử, vì sẽ chiếm dụng được vốn của những tài khoản nạp tiền vào trước với lãi vay = 0% để đi đầu tư cái khác trước. Ví dụ ước lượng khách sẽ thường xuyên duy trì lượng tiền trên ví khoảng 300.000 đ, số lượng xe sử dụng tài khoản trên toàn Việt Nam sẽ là 3 triệu xe thì thì số tiền mà HUT sẽ cầm hộ 3 triệu xe x 300K/ tài khoản = 900 tỷ.

https://vnexpress.net/xe-dan-the-thu-phi-khong-dung-tang-dot-bien-4493595.html

V. Ví điện tử

Một trong những tài sản ngầm, mảng kinh doanh gà đẻ trứng vàng nữa của HUT đó chính là ví điện tử. Do mảng này mới hoàn toàn nên cần phải có 1 mục riêng để đánh giá về nó. Theo đó, tại ngày 25/8/2022 Bộ Giao thông vận tải đã cho phép nâng cấp tài khoản giao thông thành ví điện tử:

https://vnexpress.net/tai-khoan-giao-thong-duoc-nang-cap-thanh-vi-dien-tu-4503719.html

Tài khoản giao thông bắt buộc phải có tiền trong đó để khi qua trạm có thể trừ tiền, số tiền trong tài khoản đó khi không sử dụng thì bạn làm gì?

Để hình dung chúng ta hãy so sánh với ví điện tử thịnh hành nhất hiện tại là Mono

Tính tới thời điểm tháng 2/2022, Momo đã có 31 triệu tài khoản (tính cả tài khoản ảo), tại thời điểm Mono có 12 triệu tài khoản, Mono đã phải lỗ 800 tỷ để có 7000 tỷ doanh thu. Con số lỗ này, HUT không mất đi bởi vì đối tượng có xe oto, đi xe oto đều phải có tài khoản VETC.

Thứ 2 là Momo phải đi PR mới có khách, còn HUT nó mặc định là có ít nhất 3 triệu tài khoản và số này tăng lên hàng năm với tốc độ 15%/năm. Khi khách hàng đi oto có 2 cái ví điện tử là của HUT và Momo, cái HUT buộc phải dùng mà chức năng gần như Momo, vậy khách hàng sẽ ưu tiên cái nào?

Đối với đặc thù nghề thương mại điện tử, thanh toán kỹ thuật số, đối thủ cạnh tranh là rất nhiều, từ tài khoản ngân hàng, các ví điện tử hiện có như Mono, nganluong… việc của HUT để phát triển mạnh mảng này cần thêm thời gian, công nghệ, hệ sinh thái… Trên góc độ quỹ đầu tư, nếu định giá Mono là 2 tỷ đô, thì tài sản vô hình là ví của HUT tương lai được định giá tầm 300 – 500 triệu đô là hợp lý.

Doanh thu từ thu phí không dừng: Hiện 1 năm người tham gia giao thông trả phí qua tất cả các trạm đâu đó khoảng 20 ngàn tỷ. Tất cả các trạm đã, đang bắt buộc sử dụng, sau 1-2 năm nữa họ quen dùng tự động như đội mũ bảo hiểm rồi, với thị phần 90% các trạm là của HUT, với lợi nhuận trung bình mảng này từ 2-4.5%, mỗi năm HUT mặc định thu được 400 – 1000 tỷ tiền lãi và con số này chỉ có thể tăng lên chứ không giảm đi.

VI. BCTC quý 2/2022

Theo BCTC của Tasco, nửa đầu năm nay, nhờ kiểm soát giá vốn và tăng doanh thu tài chính, công ty lãi hơn 100 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ. Công ty đẩy mạnh đầu tư tài chính, lượng tiền gửi cũng cao gấp 5,4 lần sau 6 tháng đầu năm.

Doanh thu thuần đạt 220 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 14 tỷ.

Trong đó, đóng góp 88% vào doanh thu trong quý là doanh thu hoạt động thu phí với 193 tỷ đồng, tăng 5%. Mặt khác, doanh thu kinh doanh bất động sản giảm 46% và doanh thu bán hàng, cung cấp giảm 37%.

Giá vốn giảm 22%, biên lợi nhuận gộp tăng, công ty báo lãi gộp tăng 30% lên 107 tỷ đồng. Công ty cũng cho biết, lợi nhuận gộp từ hoạt động thu phí đường bộ BOT và thu phí không dừng tăng so với cùng kỳ. 

Bên cạnh đó, hoạt động tài chính của Tasco cũng ghi nhận doanh thu tăng vọt, trong khi chi phí giảm do giảm chi phí lãi vay. Kết quả, công ty lãi sau thuế 13,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 49 tỷ đồng. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu thuần 460 tỷ đồng, giảm 1% và lãi sau thuế 102 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 73,6 tỷ đồng. 

Năm nay, mục tiêu lãi sau thuế của công ty là 250 tỷ đồng, như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện được hơn 40% chỉ tiêu. 

Phân tích cổ phiếu HUT
Phân tích cổ phiếu HUT

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong nửa đầu năm, tiền chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác của Tasco là 463 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 36,8 tỷ đồng. Trái lại, công ty cũng thu hồi đầu tư góp vốn cho đơn vị khác 463 tỷ đồng và thu hồi 249 tỷ đồng từ cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trong khi cùng kỳ, các khoản này lần lượt là 43,5 tỷ đồng và 63 tỷ đồng.  

Do đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong 6 tháng dương 168 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 23 tỷ đồng. 

Danh mục đầu tư tài chính của công ty tính tới thời điểm cuối quý II cũng cao gấp 2,1 lần so với đầu năm, trong đó, tiền gửi có kỳ hạn (ghi nhận ở mục đầu tư tài chính ngắn hạn) cao gấp 5,4 lần và đầu tư dài hạn vào các đơn vị liên doanh, liên kết, đơn vị khác cao gấp 1,5 lần so với thời điểm đầu năm.

Trái lại, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn tại các dự án khu nhà ở sinh thái, khu đô thị mới, dự án xây dựng nhà ở giảm 7,2% còn 641,5 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường BT, dự án khu đô thị và các công trình khác cũng giảm 12% còn 324 tỷ đồng. Tasco không thông tin cụ thể các dự án trên.  

Qua đó, tổng tài sản của Tasco đã tăng hơn 460 tỷ đồng lên 11.281 tỷ đồng.  

Tại thời điểm cuối quý II, nợ phải trả của Tasco là 7.359 tỷ đồng, cao gấp 1,9 lần vốn chủ sở hữu và tăng 5% so với đầu năm do tăng khoản phải trả ngắn hạn.

Chiếm gần 70% tổng nợ phải trả là nợ tài chính 5.027 tỷ đồng, giảm 4% so với thời điểm đầu năm, phần lớn là khoản vay ngân hàng nhằm thực hiện các dự án BOT, dự án xây dựng thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe. Khoản nợ tài chính này đã giảm 4% so với thời điểm đầu năm. 

VII. Kỳ vọng:

HUT đang tái cơ cấu, với mục tiêu lên hơn 1 tỷ cổ phiếu thì cần số lãi sau thuế phải hàng nghìn tỷ thì mới xứng đáng. Hiện tại chưa định giá được do còn chưa đủ số liệu, nhưng HUT là một cổ phiếu có nhiều câu chuyện để kể, và rất thu hút nhà đầu tư.

Ngay khi được UBCK cho phép thông qua tăng vốn, có lẽ HUT sẽ tạo nên con sóng hấp dẫn nhất sàn chứng khoán.

VIII. Rủi ro:

Cuối năm 2022 này, khi đã được chấp nhận tăng vốn, HUT sẽ có số lượng hơn 1 tỷ cổ phiếu trong khi lợi nhuận chưa đưa về tương xứng. Khi đó định giá HUT nên tính theo phương pháp RNAV chứ không nên dùng P/e thông thường.

Facebook Notice for EU! You need to login to view and post FB Comments!