Phân tích cổ phiếu LTG: CTCP Tập đoàn Lộc Trời

Phân tích cổ phiếu LTG

Thông báo miễn trừ trách nhiệm

Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi quyết định mua bán đầu tư là ở quyết định cá nhân mỗi người. IICVN.NET sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về thua lỗ của các bạn.

Phân tích cổ phiếu LTG Ngày 11/9/2022 giá 36

Tập đoàn Lộc Trời là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp với 5 ngành: Giống cây trồng; sản xuất, phân phối vật tư nông nghiệp; tổ chức sản xuất và cung cấp dịch vụ nông nghiệp; sản xuất lương thực và xuất khẩu gạo; kho vận.  

Với 3.600 nhân sự, 1.200 kỹ sư nông nghiệp, có viện nghiên cứu nông nghiệp, 4 nhà máy phân, thuốc, bao bì, 24 nhà máy lương thực trải rộng khắp ĐBSCL; 150 đại lý cấp 1 và hơn 2.000 đại lý cấp 2 thuộc hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp trên khắp cả nước, cùng kết nối hợp tác với 1 triệu hộ nông dân trên diện tích 1 triệu ha lúa

80 triệu cổ phiếu, vốn hoá 2.900 tỷ, P/e = 8.77, EPS = 4.000 đ/cp

Doanh thu năm 2021 hơn 10.000 tỷ, LNST 417 tỷ

Phân tích cổ phiếu LTG

Nợ tại thời điểm quý 2/2022 là 6.200 tỷ, hơi nhiều.

Phân tích cổ phiếu LTG

UBND Tỉnh An Giang nắm 24.15%, quỹ Marina Viet nắm 25%, thêm các tổ chức khác nữa thì tầm 70% lượng cp đang nằm trong các quỹ lớn, bên ngoài lưu hành tự do tầm 20 triệu cp.

Phân tích cổ phiếu LTG

Lợi nhuận sau thuế quý 4/2021 và quý 1/2022 rất tốt, nhưng sang quý 2/2022 bất ngờ báo lỗ do ảnh hưởng của tỷ giá. Kế hoạch tại ĐHCĐ năm 2022 đề ra LN mục tiêu 400 tỷ và công ty cam kết sẽ đạt được.

I. Thiên thời:

Tình hình thế giới hiện nay đối mặt với nhiều khủng hoảng: Chiến tranh Nga – Ukraina làm tắc nghẽn nguồn cung dầu, khí, phân bón, lúa mì… ra thế giới và chưa biết bao giờ mới kết thúc; hạn hán ở 3 khu vực trồng trọt lớn trên thế giới là Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc… ảnh hưởng lớn tới nghành nông nghiệp; Trung Quốc mở cửa trở lại sau Đại hội Đảng Cộng Sản vào tháng 10/2022 sau đợt khoá biên giới nhằm chống lại dịch Covid kéo dài… Tất cả yếu tố trên đã gây ra cuộc khủng hoảng lương thực lớn, dự kiến chưa thể kết thúc trong năm 2023 bởi vì năm 2022 không trồng trọt được thì nguồn cung 2023 đương nhiên thiếu. Dân số thế giới có thể hạn chế chi tiêu tất cả mọi thứ, ngoại trừ gạo và lúa mì. Từ đó, nghành xuất khẩu lương thực cụ thể là gạo sẽ là nghành thiên thời.

1. Gạo Lộc Trời chính thức lên kệ của hai hệ thống đại siêu thị Châu Âu

Lộc Trời là đơn vị đầu tiên xuất khẩu gạo vào châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và trong 02 năm, tập đoàn đã bán hơn 800.000 tấn gạo các loại vào thị trường này.

Các lô gạo xuất sang Châu Âu thường được đặt hàng trước từ 4 – 12 tháng. Các lô gạo thương hiệu Cơm ViệtNam Rice đợt này là dòng gạo thơm dẻo, thuần chủng từ giống lúa Jasmine 85. Tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm gạo chủ lực từ giống lúa độc quyền Lộc Trời 28, Jasmine, OM18… và đưa vào các hệ thống siêu thị rộng khắp các nước châu Âu trong thời gian tới.

2. Giải thể và chuyển nhượng vốn 2 công ty con

LTG sẽ giải thể CTCP Lộc Trời Miền Bắc, công ty con do LTG nắm giữ 99,98% vốn điều lệ. Được biết LTG có vốn điều lệ là 8 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực trích ly dầu cám.

Bên cạnh đó, LTG cũng thông qua phương án chuyển nhượng cổ phần của CTCP Giống cây trồng Lộc Trời. Công ty này có vốn điều lệ 56 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của LTG là 99,9%. Số cổ phần mà LTG sẽ chuyển nhượng là gần 5,6 triệu đơn vị với giá chuyển nhượng bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần. Ghi nhận trong năm 2022 sẽ đảm bảo cho phần lợi nhuận bị khuyết do lỗ tỷ giá.

3. Chấm dứt hợp tác với đối tác Syngenta mảng thuốc bảo vệ thực vật

Mảng thuốc bảo vệ thực vật chiếm ~ 30% tổng doanh thu của LTG sẽ làm giảm tổng doanh thu của LTG trong năm 2022.

Để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của LTG mà không có Syngenta, LTG đang tái cơ cấu chính sách bán hàng. Do đó, biên lợi nhuận gộp quý 2/2022 giảm xuống 20,6%. LTG sẽ tiếp tục áp dụng chính sách bán hàng mới trong nửa cuối năm 2022. Kết quả hoạt động năm 2022 sẽ phản ánh tất cả ảnh hưởng tiêu cực của việc chấm dứt quan hệ với đối tác Syngenta, nhưng lại mở ra cơ hội mới khi LTG tự tin chấm dứt hợp tác mà bán sản phẩm bảo vệ thực vật do tự mình sản xuất.

4. Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo

Ấn Độ vừa quyết định áp thuế đối với một số loại gạo xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung trong nước do sản lượng giảm.

Gạo chưa xát vỏ xuất khẩu của nước này sẽ bị áp thuế 20%. Gạo xát một phần hoặc xát toàn bộ, cấm xuất khẩu gạo tấm 100% – mặt hàng mà một số nước nghèo ở châu Phi nhập khẩu để làm thức ăn dù loại gạo này chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi. Quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 9/9.

Động thái này có thể khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua gạo của Ấn Độ và chuyển sang các nước đối thủ như Thái Lan và Việt Nam. Động thái trên của Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ đẩy giá gạo toàn cầu tăng lên. Giá xuất khẩu gạo trắng có thể vượt 400 USD/tấn, từ mức 350 USD hiện tại.

Ấn Độ hiện chiếm hơn 40% gạo xuất khẩu toàn cầu và cạnh tranh với Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Myanmar trên thị trường quốc tế.

Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu kỷ lục 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số của 4 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới sau quốc gia này cộng lại, gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ.

5. Việt Nam và Thái Lan bắt tay nâng giá gạo

Sẽ hình thành liên minh như Opec trong nghành gạo

https://tuoitre.vn/thai-lan-viet-nam-bat-tay-tinh-cach-nang-gia-gao-cao-hon-20220905093634321.htm

Nhờ xuất khẩu sản lượng lớn, chỉ cần giá bán tăng 5%, cũng có thể đẩy lợi nhuận tăng gấp đôi.

II. Quý 2/2022 lỗ 46 tỷ do lỗ tỷ giá.

Doanh thu thuần trong quý đạt 3.547 tỷ đồng, tăng 30,2% so với quý 2 năm ngoái. Trong khi đó tỷ kệ tăng chi phí vốn cao hơn, đến 33,7% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 372 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ.

Trong quý doanh thu tài chính đạt 8 tỷ đồng, giảm sút gần một nửa. Chi phí tài chính lại tăng hơn gấp đôi lên 116 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 31% so với cùng kỳ – lên mức 239 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17% lên mức 88 tỷ đồng. Kết quả Lộc Trời lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh lên đến 63,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi thuần gần 50 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ghi âm 55 tỷ đồng và Lộc Trời lỗ sau thuế 46,3 tỷ đồng – trong khi quý 2/2021 vẫn lãi sau thuế hơn 47 tỷ đồng.

Phân tích cổ phiếu LTG

Nhờ quý đầu kinh doanh thuận lợi hơn nên luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu Lộc Trời đạt 5.893 tỷ đồng, tăng 15% so với nửa đầu năm ngoái. Trừ chi phí vốn công ty vẫn lãi gộp 924 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 189 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 138 tỷ đồng, giảm sâu đến 40,4% so với số lãi 231 tỷ đồng đạt được nửa đầu năm ngoái.

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu từ mảng bán thuốc bảo vệ thực vật đạt gần 2.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 33,55 tổng doanh thu. Mảng lương thực vẫn đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất với khoảng 56,8% tương ứng gần 3.400 tỷ đồng.

Phân tích cổ phiếu LTG

Về tình hình tài chính, tính đến 30/6/2022 Lộc Trời còn ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 331 tỷ đồng, trong đó công ty đã thực hiện trích lập dự phòng hơn 300 tỷ đồng. Lộc Trời cũng cho biết, số nợ khó đòi này đều đã quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm, và số có khả năng thu hồi thấp gần 252 tỷ đồng – chiếm phần lớn trong tổng nợ khó đòi.

Dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến 30/6/2022 đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 930 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn duy trì quanh mức 57 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 2 gần 2.900 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu tồn kho giá trị nguyên vật liệu và thành phẩm, hàng hoá

III. Kỳ vọng và rủi ro:

Xuất khẩu gạo trên sàn chứng khoán Việt Nam có 4 mã lớn, gồm LTG, TAR, AGM và PAN. Trong đó PAN là tập đoàn Holdings còn công ty con là NSC mới là đơn vị xuất khẩu gạo trong tập đoàn vậy nên LNST của PAN bị ảnh hưởng bởi nhiều công ty con trong hệ sinh thái chứ k phải chỉ có mỗi NSC. TAR cũng là 1 cổ phiếu tốt trong nghành, tuy nhiên kỳ vọng của TAR nằm ở việc đấu giá mảnh đất trung tâm thành phố Cần Thơ hơn là ở mảng xuất khẩu gạo. AGM do liên quan tới hệ sinh thái Louis đang vướng về pháp lý, nên lựa chọn tối ưu trong nghành xuất khẩu gạo hiện nay nên là LTG.

https://tphcm.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=3244&aid=173498&cid=5272

Kết quả xuất khẩu gạo của LTG tính tới tháng 6/2022:

Phân tích cổ phiếu LTG

Theo thống kê, tháng 5, 6/2022 lượng xuất khẩu tăng 25%, luỹ kế lượng gạo 6 tháng lên tới 3,5 triệu tấn, tăng 15% so với cùng kỳ.

Rủi ro: Quý 2/2022 LTG lỗ vì tỷ giá, nên cần quan tâm tới tác động của tỷ giá tới LTG.

https://plo.vn/dong-euro-mat-gia-dang-tac-dong-den-hang-viet-post690177.html

Đồ thị tỷ giá như sau:

Phân tích cổ phiếu LTG

Xu hướng giảm của tỷ giá EU/USD đang có dấu hiệu cân bằng, sẽ hồi phục lại khi chính sách tiền tệ dần có kết quả.

IV. Phân tích kỹ thuật:

phân tích cổ phiếu LTG

Phân tích cổ phiếu LTG

Xét đồ thị LTG theo phương pháp Wickoff, thì LTG chưa hề có dấu hiệu phân phối đỉnh, mà đang ở phase C, tạo lps vượt 37 sẽ xác nhận vào Phase D của quá trình tăng giá mạnh mẽ.

Tương ứng với việc vượt 37 sẽ là vượt MA200 và đẩy các đường trung bình xếp theo thứ tự MA200 nằm dưới cùng, xếp trên lần lượt là MA100, MA50, MA20.